Công nghệ không ngừng đổi mới, và ngành xây dựng cũng đang chứng kiến sự xuất hiện của những vật liệu đột phá. Các vật liệu này không chỉ hướng đến hiệu quả và độ bền vượt trội mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Vậy, đâu là những vật liệu xây dựng thế hệ mới đang định hình tương lai? Hãy cùng Thang máy Atvin khám phá ngay!
1. Kính Solar Control
Kính Solar Control hay còn gọi là kính cản nhiệt, được thiết kế đặc biệt cho vùng khí hậu nhiệt đới – nơi có nhiệt độ và cường độ bức xạ mặt trời cao. Ngay trong tên gọi cũng đã cho ta thấy được khả năng ngăn cản năng lượng mặt trời và tia UV gây hại. Vào mùa đông, kính Solar Control giúp giảm thất thoát nhiệt từ bên trong tòa nhà ra môi trường bên ngoài. Trong khi vào mùa hè, lớp phủ trên kính Solar Control có khả năng phản xạ và hấp thụ một phần năng lượng bức xạ của mặt trời, giúp giảm lượng nhiệt truyền vào bên trong nên không gian sẽ có phần mát mẻ hơn.
Lớp phủ trên kính bao gồm 5 lớp phủ mỏng, chiều dày được tính bằng đơn vị nanomet:
– 3 lớp phủ ceramic (triple ceramic layers): được phủ lên bề mặt kính trắng bằng công nghệ hiện đại độc quyền từ CHLB Đức. Khác với vật liệu kim loại, các lớp ceramic còn có điểm đặc biệt là cho phép các sóng điện từ (sóng wifi, sóng điện thoại) truyền qua nó, đảm bảo tín hiệu kết nối cho người sử dụng
– 1 lớp NiCr: cả 2 loại vật liệu Niken và crom đều là những kim loại cứng. Hợp kim NiCr thường được sử dụng trong lớp phủ phát xạ thấp với vai trò là lớp hấp thụ.
– 1 lớp Titan (Ti): Tính chất nổi bật của kim loại Titan là độ cứng cao và khả năng chống ăn mòn tốt, ngoài ra Ti còn có tính dẫn nhiệt kém.
2. Kính Low E
Kính Low-E (Low Emissivity) là loại kính tiết kiệm năng lượng, phủ một lớp bạc (Ag) siêu mỏng giúp phản xạ tới 96% tia hồng ngoại, làm giảm thất thoát nhiệt và ổn định nhiệt độ trong phòng. Đây là vật liệu tiên tiến được dùng trong xây dựng, đặc biệt để cách nhiệt, cách âm và tiết kiệm năng lượng.
Lớp bạc (Ag) ở kính Low E chính là điểm khác biệt so với kính Solar Control. Nhờ có lớp bạc trong cơ cấu lớp phủ giúp cho kính Low E có thể đạt được độ phát xạ thấp lên đến Ɛ ≤ 0.04 so với kính thường là Ɛ ≤ 0.89. Nhưng cũng vì vậy mà việc thi công lắp đặt kính Low E đòi hỏi phải gia công thêm thành kính hộp để bảo lớp phủ Ag cũng như tăng khả năng cách nhiệt, cách âm.
Hiện nay kính Low E có 2 loại gồm:
– Low-E ôn đới: Tăng khả năng giữ nhiệt vào mùa lạnh, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, độ truyền sáng T≥65%, hệ số truyền nhiệt U-value ≤ 1.3.
– Low-E nhiệt đới: Giảm nhiệt từ ánh nắng mặt trời, giữ không gian mát mẻ, giảm chi phí làm mát, độ truyền sáng 40%-50%, hệ số truyền nhiệt U-value ≤ 1.4.
Tìm hiểu thêm: Dự án công trình thang máy kính
3. Tấm Panel ALC
Tấm Panel ALC (Autoclaved Lightweight Concrete) là một loại vật liệu xây dựng hiện đại được sản xuất từ bê tông khí chưng áp, nổi bật với trọng lượng nhẹ và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Thành phần chính của tấm Panel ALC bao gồm: cát, xi măng, vôi, thạch cao, nước và bột nhôm. Sản phẩm này được chế tạo thông qua quy trình khí hóa và chưng áp ở nhiệt độ và áp suất cao, tạo ra cấu trúc bọt khí đều đặn bên trong vật liệu.
Tấm Panel ALC có thành phần chính là: cát, xi măng, thạch cao, vôi, nước và bột nhôm. Thông qua quá trình khí hóa và chưng áp ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ tạo ra cấu trúc bọt khó đều đặn
4. Xi măng công nghệ nano
Xi măng công nghệ SGC Nano hay còn gọi với tên ngắn gọn là xi măng công nghệ nano, do tập đoàn SCG phát triển. Với công nghệ này, đơn vị có thể phát triển các phân tử xi măng đặc biệt ở mức độ nano. Nhờ đó đã tạo ra liên kết cực kỳ chặt chẽ, giúp giảm thiểu số lượng lỗ rỗng tạo nên trong quá trình trộn bê tông.
Điều này mang lại lợi ích gì cho người sử dụng? Chắc chắn rồi, với cải tiến này, xi măng công nghệ nano sẽ giúp giảm thiểu các vết nứt, rò rỉ trong các công trình xây dựng, khả năng kháng lực mạnh mẽ, độ bền cao,… Để ngôi nhà của mình vững chắc với thời gian, bạn có thể sử dụng xi măng công nghệ nano để thay thế xi măng thường sử dụng hiện nay.
5. Tường bê tông đúc sẵn
Tường bê tông đúc sẵn (hay còn gọi là tường panel bê tông đúc sẵn) là loại tường được sản xuất từ bê tông cốt thép trong các nhà máy hoặc xưởng sản xuất, sau đó vận chuyển đến công trường để lắp ráp. Đây là một giải pháp xây dựng hiện đại, thay thế cho phương pháp xây tường gạch truyền thống.
6. Bê tông tự phục hồi
Sau một thời gian dài sử dụng thì các công trình khó có thể tránh khỏi tình trạng xuất hiện các vết nứt. Để lâu dài sẽ tạo điều kiện cho ẩm mốc và tác động xấu đến thẩm mỹ cũng như chất lượng công trình. Vì vậy mà nhiều đơn vị đã nghiên cứu đến bê tông tự phục hồi.
Đúng như cái tên, bê tông tự phục hồi đã thu hút sự chú ý của nhiều người bởi khả năng tự liền các vết nứt theo nhiều cách khác nhau. Các dạng tự phục hồi của bê tông gồm:
– Tự phục hồi tự sinh: Diễn ra do nước và không khí ẩm len vào các khe nứt giúp bê tông bổ sung thêm nước và tự liền hoặc hình thành canxi cacbonat bên trong làm liền vết nứt.
– Tự phục hồi dạng sinh học: Vi sinh vật như vi khuẩn hoặc bào tử nấm cùng chất dinh dưỡng được trộn vào bê tông. Khi có vết nứt, chúng kích hoạt, phát triển và tạo hợp chất tự lấp đầy vết nứt.
– Tự phục hồi dựa trên vi nang hoặc mạng lưới vi mạch: Các vi nang hoặc vi mạch chứa chất làm liền và chất xúc tác được nhúng trong bê tông. Khi xuất hiện vết nứt, chúng vỡ ra, giải phóng chất làm liền để phục hồi bê tông
Những vật liệu xây dựng thế hệ mới đang mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp xây dựng, nơi hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường trở thành những tiêu chí hàng đầu. Chúng không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí và chất lượng công trình mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống. Việc ứng dụng các vật liệu này là bước tiến không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, hướng đến những công trình bền vững và một tương lai xanh hơn.
Bạn có sẵn sàng lựa chọn những vật liệu xây dựng thế hệ mới hay không?