Thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều sự cố thang máy đáng tiếc gây ảnh hưởng đến tâm lý, nguy hiểm đến tính mạng, sự an toàn của người sử dụng. Điều này, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người khi sử dụng thang máy, đặc biệt trong những tòa nhà cao tầng.
Đây cũng là 1 thiết bị điện tử như bao thiết bị khác. Vậy nên nó cũng có thể xảy ra sự cố bất cứ khi nào. Đặc biệt nếu hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hoặc công tác lắp đặt không được chú trọng thì sự cố có thể xảy ra nhiều hơn.
Bài viết này, Atvin đưa ra cho Quý khách 3 nguyên nhân chính có thể gây ra sự cố thang máy cùng cách ứng phó khi gặp sự cố phát sinh đột ngột khi sử dụng thang máy:
1. Hành động ứng phó khi gặp sự cố thang máy đối với người đang sử dụng
-
Khi thang thang máy gặp sự cố mất điện đột ngột
Đây là sự cố mà thường xuyên xảy ra nhất. Tuy nhiên quý khách hoàn toàn không cần lo lắng. Thang máy hiện đại ngày nay đều được trang bị hệ thống cứu hộ tự động. Khi thang máy mất điện đột ngột thì hệ thống này sẽ hoạt động và đưa thang máy về tầng gần nhất và mở cửa thang cho hành khách ra ngoài.
Trong thời gian nguồn điện chính bị mất thì đèn chiếu sáng và quạt thông gió vẫn hoạt động bình thường nhờ bộ lưu điện trong thang máy.
-
Khi thang máy bị kẹt
Đây là trường hợp tình huống phức tạp hơn. Khi thang máy gặp sự cố bị kẹt giữa 2 tầng khác nhau chưa rõ nguyên nhân. Khi gặp phải trường hợp này, Quý khách cần nhanh chóng ổn định tâm lý và bình tĩnh không xô đẩy nhau trong cabin tránh gây nguy hiểm. Sau đó bấm vào nút cảnh báo hỗ trợ trong cabin để lực lượng cứu hộ có thể cứu quý khách ra ngoài.
Tuyệt đối không tự ý cạy mở, leo trèo để thoát ra ngoài mà không có khuyến cáo của đội ngũ cứu hộ thang máy. Ngoài ra Quý khách có thể gọi cho đội cứu hộ qua số điện thoại được dán trên hướng dẫn sử dụng trong thang máy để nhận được sự trợ giúp ngay lập tức.
-
Khi có tín hiệu báo cháy
Khi có cháy thì bộ phận cứu hộ sẽ phát đi tín hiệu báo cháy. Lúc này toàn bộ các thang máy sẽ di chuyển xuống tầng 1 và mở cửa không hoạt động. Hãy yên tâm khi có báo động trong thang máy và có hiện thông báo FIRE thì quý khách luôn được đưa xuống tầng 1 của tòa nhà.
Trong trường hợp người sử dụng thang máy đã an toàn, lúc này bạn nên liên hệ với đơn vị sửa chữa thang máy để đưa thang máy hoạt động tốt trở lại
2. Hành động ứng phó đối với đội ngũ cứu hộ
★ Các tài liệu công cụ như đèn pin, chìa khóa cửa tầng, tài liệu hướng dẫn cần được bảo quản ở những nơi dễ dàng tìm kiếm. Khi thang máy gặp sự cố thì chúng ta có thể ứng phó nhanh nhất.
★ Trong tình huống thang máy bị kẹt thì quan sát nhanh qua khe cửa tầng để xác định xem thấy sàn cabin cao hơn dưới 0.5m so với mặt sàn của tầng thì mở khóa cửa tầng và cửa cabin thang máy bằng chìa khóa và đưa người sử dụng ra ngoài.
★ Còn nếu sàn cabin cao hơn so với mặt tầng từ 0.5m trở lên thì bắt buộc phải thực hiện thao tác đưa cabin về tầng gần nhất để đảm bảo công tác cứu hộ an toàn. Để đưa cabin về bằng tầng, nhân viên cứu hộ cần gọi điện thoại nội bộ nhằm chấn an tinh thần người sử dụng đang bên trong cabin và thông báo ngắt điện. Sau đó ngắt cầu dao nguồn điện chính và quay tay quay trên máy kéo để đưa cabin về bằng tầng. Khi nhìn thấy vạch sơn đánh dấu trên cáp tải để biết khi nào cabin về đến vị trí bằng tầng.
Trên đây là 1 số lưu ý mà Atvin đưa ra nhằm cho Quý khách có 1 lượng kiến thức để có thể ứng phó mọi lúc, mọi nơi khi thang máy gặp sự cố. Quý khách cần chú tâm vào công tác lựa chọn nhà cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy chất lượng tốt, uy tín, đồng thời, chú trọng đến công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để sớm phát hiện các lỗi kỹ thuật kịp thời.
3. Ba nguyên nhân gây ra sự cố thang máy
3.1. Không vệ sinh môi trường xung quanh khu vực thang máy gia đình
Đã có nhiều trường hợp dây tín hiệu đứt do tác động từ chuột hay một số côn trùng khác. Với gia đình lựa chọn thang máy không phòng máy, nếu không đảm bảo môi trường thông thoáng sẽ là cơ hội để chuột, gián sinh sống.
Ngoài ra, trường hợp thang máy không đóng được cửa hay cửa không đóng hết cũng có thể do một số vật kim loại hay sỏi đá mắc vào rãnh khiến tiếp điểm cửa không chạm vào bộ điều khiển. Lúc này thang máy không nhận được tín hiệu sẽ tự hiểu rằng thang đang trong trạng thái không an toàn, không thể hoạt động.
3.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến thang máy gia đình
Vào mùa mưa là nỗi sợ của nhiều gia đình khi mà sự cố nước tràn vào hố PIT thang máy rất dễ xảy ra. Nguyên nhân có thể đến từ việc lưu lượng mưa lớn gây ngập lụt khiến nước tràn vào hố thang. Nếu lưu lượng mưa thấp những vẫn có nước tràn vào, có thể xem xét đến trường hợp hố PIT không được chống thấm kỹ.
Hay dưới những tác động của nắng nóng cũng gây ra nhiều vấn đề. Việc sử dụng điện quá tải gây mất điện, đảo pha ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành thang máy. Không chỉ vậy, nắng nóng có thể khiến cáp governor co giãn và tác động đến switch hành trình dẫn đến thang dừng hoạt động.
3.3. Không bảo trì thang máy gia đình định kỳ
Bảo trì thang máy là hoạt động kiểm tra thiết bị thang máy định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề, rủi ro đang ẩn giấu trong các linh kiện thiết bị. Bảo trì thang máy giúp bạn:
- Đảm bảo tính ổn định lâu dài và nâng cao tuổi thọ thang máy
- Đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn cho người sử dụng cũng như các kỹ thuật viên thực hiện dịch vụ
- Đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất về thời gian xử lý sự cố kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, phát hiện sớm nhất các vấn đề kỹ thuật
- Dự phòng thiết bị thay thế, giảm thiểu chi phí thay thế linh kiện thiết bị thang máy
Nếu có thể kiểm soát tốt 3 nguyên nhân trên bạn sẽ hạn chế được những sự cố thang máy xảy ra. Nhưng nếu khi xảy ra sự cố thang máy thì bạn cần xử lý sự cố như thế nào?
Hãy đến với Hãng thang máy Atvin, đối tác tin cậy hàng đầu trong lĩnh vực thang máy với hơn 3600 khách hàng, chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ chuẩn chỉ bao gồm: tư vấn, thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng thang máy. Liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh nhất!
Hotline: 098 115 9898